MyAloha cung cấp dịch vụ Lập trình phần mềm thi trực tuyến (Trang Thi Extra) với khả năng đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn thí sinh tham gia thi cùng lúc mà vẫn đảm bảo tốc độ truy cập ổn định. Hệ thống được thiết kế với tính năng bảo mật cao, quản lý bài thi dễ dàng, chấm điểm tự động, và xuất kết quả chính xác. Trang Thi Extra là giải pháp hoàn hảo giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả cho các cuộc thi trực tuyến của bạn.
Câu 1: Hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định: phạt tiền từ
A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
B. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
C. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
D. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Câu 2: Người phạm tội gây ô nhiễm môi trường bị phạt tù mức cao nhất là:
A. 02 năm.
B. 05 năm.
C. 07 năm.
D. Các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền mức nào?
A. Từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng
B. Từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng
C. Từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng
D. Từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng
Câu 4: Ý nghĩa của lượng phát thải ròng bằng không – net Zero là gì?
A. Cân bằng lượng chất thải do hoạt động của con người tạo ra với một lượng tương đương được loại bỏ khỏi bầu khí quyển
B. Cân bằng lượng khí nhà kính do hoạt động của con người tạo ra với một lượng tương đương được loại bỏ khỏi bầu khí quyển
C. Cân bằng lượng CO2 do hoạt động của con người tạo ra với một lượng tương đương được loại bỏ khỏi bầu khí quyển
D. Cân bằng lượng O2 do hoạt động của con người tạo ra với một lượng tương đương được loại bỏ khỏi bầu khí quyển
Câu 5: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình tại tỉnh Đồng Nai được phân loại thành bao nhiêu nhóm?
A. 3 nhóm
B. 4 nhóm
C. 5 nhóm
D. 6 nhóm
Câu 6: Chất thải nào sau đây không phải là chất thải nguy hại?
A. Bóng đèn huỳnh quang
B. Chai nhựa chứa dầu nhờn
C. Vỏ lon nước ngọt
D. Giẻ lau dính dầu
Câu 7: Để bảo vệ rừng, chúng ta cần làm những điều gì sau đây?
A. Không chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép
B. Không săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng trái phép
C. Thực hiện nghiệm túc việc phòng, chống cháy rừng
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải của cái gì?
A. Một yến khí carbon dioxide (CO2)
B. Một tạ khí carbon dioxide (CO2)
C. Một tấn khí carbon dioxide (CO2)
D. Một kilogram khí carbon dioxide (CO2)
Câu 9: Tốc độ tuyệt chủng của các loài ngày càng gia tăng là vì?
A. Các hoạt động của con người (chặt, phá rừng, săn bắt quá mức,…)
B. Các quá trình tự nhiên
C. Săn bắt của con người
D. Câu A và B đều đúng
Câu 10: Các ngày Lễ bảo vệ môi trường là :
A. 21 tháng 3: Ngày nước Thế giới
B. 22 tháng 3: Ngày rừng Thế giới
C. Tất cả đáp án đúng
D. Tất cả đáp án sai
Câu 11: Hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thì bị xử lý ở mức cao nhất hiện nay như thế nào?
A. Phạt tù đến 15 năm, phạt tiền đến 2 tỷ đồng đối với cá nhân và 15 tỷ đồng đối với tổ chức
B. Phạt tù đến 7 năm, phạt tiền 500 triệu đồng đối với cá nhân và 01 tỷ đồng đối với tổ chức
C. Phạt tù đến 7 năm, phạt tiền 500 triệu đồng đối với cá nhân
D. Phạt tù đến 10 năm, phạt tiền đến 2 tỷ đồng đối với cá nhân và 15 tỷ đồng đối với tổ chức
Câu 12: Bao bì ni lông khí thải ra môi trường có tác hại như thế nào?
A. Ngăn cản khí oxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loài sinh vật
B. Tạo môi trường để muỗi phát triển, sinh sản và gây bệnh cho con người
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
Câu 13: Môi trường nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm chất thải nhựa?
A. Môi trường đất
B. Môi trường không khí
C. Môi trường biển
D. Tất cả đáp án đều sai
Câu 14: Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển: phạt tiền từ:
A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
B. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
C. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
D. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Câu 15: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
A. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
B. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
C. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Tất cả ý trên đều đúng
Câu 16: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ dự án thuộc đối tượng phải Đăng ký môi trường theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020, phải đăng ký cho cơ quan nào?
A. Ủy ban nhân dân cấp xã
B. Sở Tài nguyên và Môi trường
C. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
D. Ban Quản lý các KCN.
Câu 17: Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, ý nào là nguyên tắc trong bảo vệ môi trường
A. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
B. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành
C. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững
D. Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 18: Doanh nghiệp khi đi vào hoạt động cần thực hiện trách nhiệm nào sau đây?
A. Thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
B. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình
C. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
D. Tất cả ý trên đều đúng
Câu 19: Tùy theo từng nhóm dự án, Giấy phép môi trường sẽ được cấp có thời hạn theo quy định; Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thời hạn của giấy phép môi trường có thời hạn dài nhất là mấy năm?
- 05 năm.
- 07 năm.
- 10 năm.
- 12 năm
Câu 20: Cách lưu giữ chất thải nguy hại đúng cách
A. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ an toàn, tránh xa tầm với của trẻ em, khu vực sinh hoạt ăn uống chung của gia đình; không gần nguồn nhiệt; không bị mưa và năng chiếu trực tiếp.
B. Chất thải dạng lỏng: sử dụng chai nhựa, thủy tinh để lưu chứa; đảm bảo kín không rò rỉ chất lỏng ra ngoài. Chất thải dạng rắn, dễ vỡ: sử dụng giấy, carton để đóng gói chất thải.
C. Gỡ pin ra khỏi các thiết bị điện tử nhằm tránh khả năng gây cháy nổ khi lưu giữ. Sử dụng găng tay cao su để đóng gói nhiệt kế thủy ngân bị vỡ; sử dụng chai nhựa hoặc chai thủy tinh (chai nước ngọt) để chứa nhiệt kế và đậy kín nắp hoặc sử dụng băng keo trong quấn kín nhiều lớp đảm bảo thủy ngân không rò rỉ ra bên ngoài; găng tay cao su sau khi sử dụng được xem là chất thải nguy hại và gói trong túi nylon buộc chặt.
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 21: Chủ đề ngày đa dạng sinh học năm 2024 có chủ đề là gì?
A. Chúng ta là một phần của giải pháp – Vì thiên nhiên
B. Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
C. Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học
D. Hãy tham gia kế hoạch – “Be part of the Plan”
Câu 22: Trong các loài dưới đây, các loài nào là loài sinh vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam?
A. Cỏ năng kim
B. Cỏ lào
C. Cỏ lá tre
D. Cỏ đậu phộng
Câu 23: Khi bạn phát hiện người ta mua bán các sản phẩm từ các loài động vật rừng( thịt, da, sừng…) bạn nên làm gì?
A. Mua về tặng cho người thân trong gia đình.
B. Không mua bán.
C. Báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất.
D. Cả A và C đúng.
E. Cả B và C đúng.
Câu 24: Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là các hạt nhựa rắn, không tan trong nước có đường kính nhỏ hơn kích thước bao nhiêu?
A. 6mm
B. 5 mm
C. 0.6 micromet
D. 0.5 micromet
Câu 25: Đa dạng sinh học bao gồm các dạng?
A. Đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái
B. Đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái
C. Đa dạng di truyền và đa dạng loài
D. Đa dạng hệ sinh thái và đa dạng di truyền
Câu 26: Một loài được gọi là tuyệt chủng khi:
A. Chỉ còn một số cá thể cuối cùng sống sót nhờ sự chăm sóc của con người
B. Cá thể cuối cùng của loài bị chết đi
C. Quần thể của loài đang bị suy giảm về số lượng
D. Quần thể của loài mất đi tại một khu vực
Câu 27. Hãy tưởng tượng bạn đang đi du lịch, dã ngoại tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Theo bạn, bạn được phép mang về nhà những đồ vật nào mà không vi phạm pháp luật?
A. Một cây phong lan rừng
B. Một em rùa núi bé xíu
C. Một ổ trứng gà lôi lông tía
D. Chai nhựa đựng nước uống cá nhân
Câu 28: Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc địa bàn của bao nhiêu tỉnh?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 29: Thời gian phân hủy của túi ni lông là bao nhiêu năm?
A. 01 – 03 năm
B. 10 – 20 năm
C. 50 năm
D. 50-80 năm
Câu 30. Các loại chất thải như hộp, túi bằng giấy, bao bì nhựa đựng thực phẩm, bao bì nhôm, sắt, đồ dùng nhà bếp bằng kim loại … thuộc nhóm chất thải rắn sinh hoạt nào sau đây?
A. Chất thải thực phẩm
B. Chất thải tái chế
C. Chất thải rắn sinh hoạt khác
D. Cả a,b, c đều đúng
Câu 31. Đối với chất thải rắn sinh hoạt là những vật sắc nhọn như thủy tinh, gương kính vỡ,… thì phải xử lý như thế nào?
A. Bỏ trực tiếp vào thùng chứa chất thải sinh hoạt khác.
B. Nên được bọc trong giấy trước khi cho vào thùng chứa chất thải sinh hoạt khác.
C. Nên được bọc trong giấy và có ghi chú “vật sắc nhọn” bên ngoài để người thu gom chất thải cẩn thận hơn khi làm việc.
D. Đáp án a, b đều đúng.
Câu 32. Các loại chất thải như giường, nệm hư hỏng, ghế sofa, tủ, bàn ghế, kệ cũ, xà bần… thuộc nhóm chất thải rắn sinh hoạt nào sau đây?
A. Chất thải thực phẩm
B. Chất thải tái chế
C. Chất thải nguy hại
D. Chất thải cồng kềnh
Câu 33. Đối với chất thải cồng kềnh phải xử lý như thế nào?
A. Có thể bỏ chung vào thùng chứa chất thải sinh hoạt khác để đơn vị thu gom đến lấy theo thời gian quy định.
B. Các hộ dân chủ động liên hệ, thỏa thuận vận chuyển với đơn vị thu gom rác thài trên địa bàn khi phát sinh nhóm chất thải này.
C. Đưa đến cơ sở có chức năng xử lý chất thải nguy hại để xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
D. Nên được bọc trong giấy và có ghi chú “vật sắc nhọn” bên ngoài.
Câu 34. Các loại chất thải như bao bì đựng thuốc BVTV, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình ga mini, gang tay- dẻ lau dính hóa chất, kim tiêm- bông băng nhiễm khuẩn từ người bệnh, bóng đèn huỳnh quang thải, nhiệt kế chứa thủy tinh thải, các loại pin, ắc quy thải… thuộc nhóm chất thải rắn sinh hoạt nào sau đây?
A. Chất thải thực phẩm
B. Chất thải tái chế
C. Chất thải nguy hại
D. Cả 3 đáp án a, b, c đều đúng
Câu 35: Các chất thải như: Tã bỉm, băng, giấy vệ sinh, hộp xốp, hộp nhựa sử dụng một lần, bút, bàn chải đánh răng, gốm sứ bể …., thuộc nhóm chất thải rắn sinh hoạt nào sau đây?
A. Chất thải thực phẩm
B. Chất thải tái chế
C. Chất thải nguy hại
D. Chất thải rắn sinh hoạt khác
Câu 36. Nguyên nhân khiến cho việc khó bỏ thói quen sử dụng đồ dùng nhựa một lần và túi nilong là?
A. Mẫu thiết kế sản phẩm nhựa đẹp, đa dạng; sản phẩm nhựa rẻ, tiện dụng.
B. Sản phẩm nhựa rẻ, tiện dụng; thói quen sử dụng đồ dùng nhựa một lần và túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng.
C. Do nhận thức nhà sản xuất và cả người sử dụng.
D. Đáp án a, b, c đều đúng
Câu 37. Thời gian phân hủy của rác thải nhựa bao lâu?
A. Rất nhanh trong vòng 01 tuần
B. Tùy thuộc vào loại đồ nhựa, có thể lên tới 1000 năm
C. Không thể phân hủy được
D. Đáp án a, b đều đúng.
Câu 38. Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
C. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
D. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Câu 39. Hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông. bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Câu 40. Hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
MYALOHA – Sự hài lòng của khách hàng là điều quan trọng nhất.
- Địa chỉ: Tầng 7, Kumho, Asiana, 39 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
- Bộ phận tư vấn: 0935.98.99.98
- Email: cskh@myaloha.vn
- Website: https://myaloha.vn/