MyAloha cung cấp dịch vụ Lập trình phần mềm thi trực tuyến (Trang Thi Extra) với khả năng đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn thí sinh tham gia thi cùng lúc mà vẫn đảm bảo tốc độ truy cập ổn định. Hệ thống được thiết kế với tính năng bảo mật cao, quản lý bài thi dễ dàng, chấm điểm tự động, và xuất kết quả chính xác. Trang Thi Extra là giải pháp hoàn hảo giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả cho các cuộc thi trực tuyến của bạn.
Câu 1. Quyền nhân thân là:
A. Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân.
B. Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, có thể chuyển giao cho người khác.
C. Là quyền do người đại diện theo pháp luật xác lập.
D. Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
(Khoản 1, Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 2. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
A. Bệnh viện tâm thần.
B. Viện kiểm sát.
C. Tòa án.
D. Công an.
(Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp nào sau đây?
A. Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
B. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
C. Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
D. Cả A, B, C.
(Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 4. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân khi thực hiện quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân xác lập quyền dân sự.
D. Là khả năng của cá nhân thực hiện nghĩa vụ dân sự.
(Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 5. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?
A. UBND cấp xã.
B. UBND cấp huyện.
C. Toà án.
D. Công an.
(Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 6. Khi nào việc sử dụng hình ảnh cá nhân không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ?
A. Hình ảnh được sử dụng vì mục đích cá nhân của mình.
B. Hình ảnh được sử dụng trong các hội nghị, hội thảo mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
C. Hình ảnh được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
D. Hình ảnh được sử dụng trong các tác phẩm báo chí xuất bản.
(Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 7. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo:
A. Theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ.
B. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ
C. Trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán.
D. Cả A, B, C.
(Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 8. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định như thế nào?
A. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
B. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
C. Quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình do cá nhân, gia đình tự bảo vệ.
D. Cả A, B.
(Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 9. Quản lý tài sản của người được giám hộ quy định như thế nào?
A. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
B. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho vay, cầm cố và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ không cần sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
C. Người giám hộ được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
D. Cả A, B, C.
(Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu 10. Khi nào một người bị tuyên bố mất tích?
A. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
B. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
C. Khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
D. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
(Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 11. Quyền sở hữu bao gồm:
A. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Quyền sử dụng của chủ sở hữu.
C. Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
D. Cả A, B, C.
(Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 12. Tài sản là động sản không xác định được chủ sở hữu, sau 01 năm thông báo công khai, thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về ai?
A. Nhà nước.
B. UBND cấp xã.
C. Người phát hiện tài sản.
D. Người quản lý tài sản.
(Theo Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 13. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp nào sau đây:
A. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
B. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
C. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
D. Cả A, B, C.
(Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 14. Trường hợp nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật?
A. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
B. Người nhặt được tài sản bỏ quên chiếm hữu tài sản nhưng không thực hiện thông báo theo quy định.
C. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
D. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
(Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 15. Sở hữu chung của vợ chồng là gì?
A. Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
B. Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.
C. Sở hữu chung chỉ có thể phân chia khi ly hôn.
D. Sở hữu chung không thể phân chia.
(Khoản 1 điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 16. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo?
A. Được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
C. Được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên.
D. Cả A, B.
(Theo Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 17. Quyền định đoạt là:
A. Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
B. Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
C. Là quyền được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
D. Cả A, B, C
(Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 18. Sở hữu riêng là:
A. Là sở hữu của một cá nhân.
B. Là sở hữu của một pháp nhân.
C. Là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
D. Cả A, B, C.
(Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 19. Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Tài sản chung đã được chia.
B. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
C. Tài sản chung không còn.
D. Cả A, B, C.
(Điều 220 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 20. Sau thời hạn bao lâu, kể từ ngày thông báo công khai gia cầm bị thất lạc mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm thuộc về người bắt giữ?
A. Sau 01 tháng.
B. Sau 02 tháng.
C. Sau 03 tháng.
D. Sau 04 tháng.
(Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Câu 21. Nội dung nào sau đây là nguyên tắc của hòa giải ở cơ sở?
A. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình.
B. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên.
C. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
D. Cả A, B, C.
(Điều 4 Luật hoà giải ở cơ sở 2013)
Câu 22. Hòa giải viên không bắt buộc phải có tiêu chuẩn nào dưới đây?
A. Có phẩm chất đạo đức tốt.
B. Có uy tín trong cộng đồng dân cư.
C. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
D. Có trình độ từ trung cấp luật trở lên.
(Điều 7 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 23. Hòa giải viên ở cơ sở không được tiến hành hòa giải mâu thuẫn nào sau đây?
A. Mâu thuẫn trong việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
B. Mâu thuẫn từ giao dịch vay, mượn tiền.
C. Mâu thuẫn phân chia di sản thừa kế.
D. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
(điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở)
Câu 24. Quyền của hòa giải viên:
A. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải.
B. Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
C. Được khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.
D. Cả A, B, C.
(Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 25. Hòa giải viên có được tiến hành hòa giải đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất không?
A. Được tiến hành hòa giải.
B. Không được tiến hành hòa giải.
C. Chỉ tiến hành hòa giải khi Chủ tịch UBND cấp xã yêu cầu.
D. Chỉ tiến hành hòa giải khi đất đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở 2013; điểm b khoản 1 điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hòa giải ở cơ sở)
Câu 26. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở?
A. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
B. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
C. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
D. Cả A, B, C.
( Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 27. Ai chủ trì việc tổ chức bầu hòa giải viên?
A. Trưởng ban công tác Mặt trận.
B. Trưởng ấp, trưởng khu phố.
C. Bí thư chi bộ ấp, khu phố.
D. Chủ tịch UBND cấp xã.
(khoản 2 điều 8 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 28. Hòa giải viên phải từ chối tiến hành hòa giải khi?
A. Bản thân có quyền lợi liên quan đến vụ, việc hòa giải.
B. Bản thân có nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải.
C. Có lý do dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
D. Cả A, B, C.
(Khoản 3 Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở)
Câu 29. Trách nhiệm của hòa giải viên?
A.Hàng tháng báo cáo hoạt động hòa giải của mình với chính quyền cấp xã.
B. Hòa giải vụ, việc trong thời gian 10 ngày khi được phân công.
C. Ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
D. Yêu cầu nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.
(khoản 4 điều 21 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 30. Trường hợp nào sau đây thôi làm hòa giải viên?
A.Hết nhiệm kỳ 03 năm.
B. Được tuyển dụng làm công chức chuyên trách của chính quyền cấp xã.
C. Theo nguyện vọng của hòa giải viên.
D. Khi không tiến hành hòa giải vụ, việc nào trong 02 năm liên tiếp.
(điểm a khoản 1 điều 11 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải là căn cứ tiến hành hòa giải ở cơ sở?
A. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải.
B. Đơn tố cáo của người dân tại ấp, khu phố.
C. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải.
D. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải.
(điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 32. Địa điểm hòa giải phải được tiến hành ở đâu?
A. Phải được tiến hành tại trụ sở UBND xã.
B. Phải được tiến hành tại nhà văn hóa của khu dân cư.
C. Phải được tiến hành tại nhà hòa giải viên.
D. Nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
(khoản 1 điều 20 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 33. Hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây không được hòa giải ở cơ sở?
A. Bạo lực gia đình.
B. Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
C. Vô ý gây tổn hại sức khỏe của người khác và được người đó tự nguyện hòa giải, rút yêu cầu khởi tố.
D. Tranh chấp về lối đi.
(khoản 1 điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 34. Nghĩa vụ của Tổ trưởng Tổ hòa giải là gì?
A.Bảo đảm kinh phí hoạt động của Tổ hòa giải.
B. Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
C. Báo cáo kết quả hoạt động hằng tháng của Tổ hòa giải cho ấp, khu phố.
D. Tập hợp đơn thư, phản ánh, đề nghị của nhân dân trong thôn để tiến hành hòa giải.
(Khoản 5, Điều 15 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 35. Trường hợp nào sau đây được tiến hành hòa giải ở cơ sở?
A. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
C. Tranh chấp giữa chủ sử dụng lao động với người lao động tại nơi làm việc.
D. Cả A, B, C.
(điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP)
Câu 36. Trường hợp nào sau đây không được hòa giải ở cơ sở?
A. Mâu thuẫn giữa các bên trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung.
B. Mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự trái đạo đức xã hội.
C. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu.
D. Cả A, B, C.
(điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2014)
Câu 37. Nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc hòa giải ở cơ sở?
A.Tập trung dân chủ.
B. Biểu quyết và quyết định theo đa số.
C. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình.
D. Cả A, B, C.
(khoản 3 Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 38. Tiêu chuẩn của hòa giải viên là:
A. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư.
B. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân.
C. Có hiểu biết pháp luật.
D. Cả A, B, C.
( Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 39. Người nào có thẩm quyền ra quyết định công nhận hòa giải viên?
A. Chủ tịch UBND cấp huyện.
B. Chủ tịch UBND cấp xã.
C. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện.
D. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
(Khoản 4 Điều 8 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013)
Câu 40. Việc bầu hòa giải viên ở cơ sở được thực hiện bằng hình thức nào?
A. Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình.
B. Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.
C. Bỏ phiếu kín của người dân tại cơ sở.
D. Cả A, B.
(Khoản 2 Điều 8 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013)
MYALOHA – Sự hài lòng của khách hàng là điều quan trọng nhất.
- Địa chỉ: Tầng 7, Kumho, Asiana, 39 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
- Bộ phận tư vấn: 0935.98.99.98
- Email: cskh@myaloha.vn
- Website: https://myaloha.vn/