Câu 1: Đại hội nào của Đảng đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

A. Đại hội VI

B. Đại hội IV

C. Đại hội III

D. Đại hội V

Câu 2: Đại hội nào đã đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Đại hội IV

B. Đại hội V

C. Đại hội VI

D. Đại hội III

Câu 3: Đại hội lần thứ IV của Đảng họp trong thời gian nào?

A. 4-1977

B. 4-1975

C. 12-1976

D. 12-1975

Câu 4: Đại hội lần thứ IV của Đảng đã xác định muc tiêu bao trùm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là?

A. Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa

B. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

C. Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

D. Xây dựng nền văn hóa mới

Câu 5: Thành phố Sài Gòn được Quốc hội đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh từ khi nào?

A. 1976

B. 1969

C. 1975

D. 1945

Câu 6: Đại hội nào của Đảng chủ trương thực hiện. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; làm cho Nhân dân thực sự là người quản lý lấy nhà nước của minh?

A. Đại hội lần thứ IV

B. Đại hội lần thứ VI

C. Đại hội lần thứ VII

D. Đại hội lần thứ V

Câu 7: Trong 4 bài học kinh nghiệm sau, bài học kinh nghiệm nào không do Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) tổng kết?

A. Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

B. Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo Nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

D. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.

Câu 8: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI đã tổng kết rút ra mấy bài học kinh nghiệm lớn của Đảng?

A. 3 bài học

B. 5 bài học

C. 4 bài học

D. 6 bài học

Câu 9: Kế hoạch 5 năm 1986-1990 do Đại hội nào của Đảng đề ra?

A. Đại hội VI

B. Đại hội VII

C. Đại hội IV

D. Đại hội V

Câu 10: Đại hội nào của Đảng khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng?

A. Đại hội VI

B. Đại hội VII

C. Đại hội V

D. Đại hội

Câu 11: Đại hội nào của Đảng nhận định. nhiệm vụ đề ra trong chặng đường đầu tiên là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã căn bản hoàn thành, cho phép chuyển đất nước sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

A. Đại hội IX

B. Đại hội VI

C. Đại hội VIII

D. Đại hội VII

Câu 12: Đại hội nào của Đảng tuyên bố. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển”?

A. Đại hội IX

B. Đại hội VI

C. Đại hội VII

D. Đại hội VIII

Câu 13: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

A. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (7-1998)

B. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (12-1997)

C. Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (12-1996)

D. Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (6-1997)

Câu 14: Đại hội nào của Đảng có chủ đề: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”?

A. Đại hội IX

B. Đại hội VI

C. Đại hội VII

D. Đại hội VIII

Câu 15: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000

A. Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (12-1996)

B. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (12-1997)

C. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (7-1998)

D. Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (6-1997)

Câu 16: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mấy đặc trưng?

A. 8 đặc trưng

B. 6 đặc trưng

C. 9 đặc trưng

D. 4 đặc trưng

Câu 17: Đại hội nào của Đảng thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020?

A. Đại hội lần thứ VI

B. Đại hôi lần thứ VII

C. Đại hội lần thứ XI

D. Đại hội lần thứ X

Câu 18: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?

A. Hội nghị Trung ương lần thứ chín (5-2014)

B. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (5-2012)

C. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (1-2012)

D. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (10-2012)

Câu 19: Đại hội nào của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển)?

A. Đại hôi lần thứ VII

B. Đại hội lần thứ X

C. Đại hội lần thứ XI

D. Đại hội lần thứ VI

Câu 20: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết về chủ trương tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước?

A. Hội nghị Trung ương lần thứ chín (5-2014)

B. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (1-2012)

C. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (10-2012)

D. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (5-2012)

Câu 21: Đảng ta bắt đầu đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội nào?

A. Đại Hội VIII (1996)

B. Đại Hội VI (1986)

C. Đại Hội V (1982)

D. Đại Hội VII (1991)

Câu 22: Ai dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương đi tham dự Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (7-1935)

A. Nguyễn Ái Quốc

B. Nguyễn Thị Minh Khai

C. Hà Huy Tập

D. Lê Hồng Phong

Câu 23: Đại hội lần thứ mấy quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Đại hội IV (1976)

B. Đại hội III (1960)

C. Đại hội V (1982)

D. Đại hội II (1951)

Câu 24: Tại Đại hội III của Đảng xác định nhiệm vụ cách mạng miền Bắc giữ vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

A. Quan trọng nhất

B. Quyết định nhất

C. Quyết định trực tiếp

D. Vai trò nòng cốt

Câu 25: Kẻ thù chính của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám được Đảng ta xác định trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là?

A. Mỹ

B. Tưởng

C. Anh

D. Pháp

Câu 26: Đại hội Đảng nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”?

A. Đại hội VI (1986)

B. Đại hội VII (1991)

C. Đại hội XI (2011)

D. Đại hội IX (2001)

Câu 27: Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin vào thời gian nào?

A. Tháng 07 năm 1920

B. Tháng 12 năm 1920

C. Tháng 10 năm 1917

D. Tháng 06 năm 1911

Câu 28: Việc duy trì cơ chế tập trung bao cấp của Đảng ta có nguyên nhân chủ yếu từ

A. Nhận thức không đầy đủ về những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

B. Hoàn cảnh chiến tranh.

C. Quan hệ với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

D. Tư duy độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

Câu 29: Tổ chức nào là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Hội cứu quốc

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên

C. Hội Việt Nam yêu nước

D. Hội những người Việt Nam yêu nước

Câu 30: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất (10/1930) đã đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

A. An Nam Cộng sản Đảng.

B. Đông Dương Cộng sản Đảng.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương

D. Đảng Lao động Việt

Câu 31: Nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, yếu tố nào tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định, cản trở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam?

A. Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh

B. Chiến tranh kết thúc

C. Việt Nam chưa hội nhập

D. Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch

Câu 32: Đại hội Đảng lần II (2/1951) bầu ai làm Tổng bí thư?

A. Hồ Chí Minh

B. Trường Chinh

C. Lê Duẩn

D. Phạm Văn Đồng

Câu 33: Thời kỳ 1969-1973 là thời kỳ Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược nào của Mỹ?

A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

B. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ.

C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

D. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Câu 34: Đại hội XII của Đảng (2016) đã bầu ai làm Tổng Bí thư?

A. Nguyễn Phú Trọng

B. Lê Khả Phiêu

C. Nông Đức Mạnh

D. Đỗ Mười

Câu 35: Ai là Tổng bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới (1986) của Đảng CSVN?

A. Nguyễn Văn Linh

B. Trường Chinh

C. Lê Duẩn

D. Đỗ Mười

Câu 36: Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cứu nước theo khuynh hướng vô sản những năm 1928-1929 là do?

A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã đưa chủ nghĩa Mác –Lênin thâm nhập có hệ thống vào Việt Nam

B. Pháp đã ban bố những chính sách có lợi cho Việt Nam

C. Nguyễn Ái Quốc đã về nước

D. Giai cấp công nhân đã trưởng thành

Câu 37: Tác phẩm “Tự chỉ trích” (1939), nhằm tổng kết công tác xây dựng Đảng, góp phần chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò của Đảng, do Tổng bí thư nào viết?

A. Trường Chinh

B. Hà Huy Tập

C. Nguyễn Văn Cừ

D. Lê Hồng Phong

Câu 38: “Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc” chỉ nhận định của Đảng về giai đoạn:

A. 1954-1975

B. 1958-1962

C. 1954-1960

D. 1945-1946

Câu 39: Hội nghị BCT khoá V(8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế” được đánh giá là:

A. Bước đột phá thứ 3, quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng

B. Bước đột phá thứ 1 về đổi mới kinh tế.

C. Quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp

D. Chưa tổng kết được khuyết tật của mô hình cũ

Câu 40: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong giai đoạn lịch sử nào sau đây?

A. Năm 1914 đến năm 1918.

B. Năm 1918 đến năm 1945.

C. Năm 1884 đến năm 1896.

D. Năm 1897 đến năm 1914.

Câu 41: Được coi là bản Tuyên ngôn, là cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước Cách mạng Tháng Tám mà ảnh hưởng của nó còn có tác động sâu rộng đến tận sau này? Đó là gì?

A. Tác phẩm Đời sống mới

B. Tuyên ngôn độc lập

C. Tác phẩm Tự chỉ trích

D. Đề cương văn hóa Việt Nam

Câu 42: Thắng lợi của của chiến dịch nào đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của Pháp, quân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Việt Bắc –Thu Đông (1947)

B. Biên Giới (1950)

C. Điện Biên Phủ (1954)

D. Đông Xuân (1953-1954)

Câu 43: Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện quan điểm của Đảng về đối ngoại.“Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện …. theo khả năng của Việt Nam”.

A. Cam kết

B. Nghĩa vụ quốc tế

C. Hội nhập

D. Đối ngoại

Câu 44: Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào nước ta, phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo những khuynh hướng nào?

A. Khuynh hướng vô sản, phong kiến

B. Khuynh hướng tư sản, vô sản

C. Khuynh hướng phong kiến, tư sản

D. Tất cả đều đúng

Câu 45: Ai là Tổng bí thư được bầu tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960)

A. Lê Duẩn

B. Trường Chinh

C. Lê Hồng Phong

D. Nguyễn Văn Linh

Câu 46: Phong trào cách mạng giai đoạn nào được xác định là một bước phát triển mới của Đảng và lực lượng cách mạng trên mọi hoạt động, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

A. Giai đoạn 1930-1931

B. Giai đoạn 1936-1939

C. Giai đoạn 1929-1933

D. Giai đoạn 1930-1935

Câu 47: Nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách của Việt Nam được Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ngày 25/12/1945 xác định là?

A. Chống thực dân Pháp xâm lược

B. Cả ba đáp án đều đúng

C. Bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân

D. Củng cố chính quyền

Câu 48: Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tạo nên những giai cấp mới nào ở Việt Nam?

A. Công nhân và tư sản

B. Nông dân và công nhân

C. Địa chủ và nông dân

D. Tiểu tư sản và trí thức

Câu 49: Quyết định số 25/CP là quyết định về vấn đề gì?

A. Về giải quyết vấn đề lưu thông và phân phối

B. Phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.

C. Về khoán sản phẩm trong nông nghiệp.

D. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư

Câu 50: Để khắc bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930, trong văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” (tháng 10/1936) Đảng đã..

A. Nêu rõ phải làm cách mạng ruộng đất

B. Nêu nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ

C. Xác định rõ lực lượng cách mạng

D. Phê phán nhận thức cũ